VIỆC GIẢNG DẠY BÍ PHÁP

Việc Giảng Dạy Bí Pháp

 

I – Truyền Thống Bí Pháp
II – Các Trung Tâm Cổ thời:
Atlantis
Cổ Ấn Độ
Cổ Ai Cập
Đảo Crête
Hy Lạp
III – Việc Tiếp Nối Truyền Thống

Phần Minh Triết Thiêng Liêng này đã được giảng dạy khi xưa tại Ai Cập, Tây Tạng, Chaldea bởi các vị Đạo Gia từ Khối Huynh Đệ chánh đạo của trái đất, những trường đầu tiên thành hình vào thời Lemuria và Atlantis cho đến ngày nay, cho thấy nhân loại luôn được hướng dẫn, chăm sóc trong nỗ lực tiến hóa.

Để theo sát ý bài, đề nghị bạn xem thêm:
–Vòng Tái Sinh chương 1 và đặc biệt cuối chương 2.
– Trung Tâm Luxor (PST 34).
– Vài hình chụp các tranh vẽ trong hầm mộ Ai Cập.
– Bài ‘Đọc Sách’ số này (37).

Lại nữa, đôi lời xét ra nên có về Bí Pháp (Mysteries).
Đây là phần triết lý bí truyền được giảng dạỵ xưa kia trong các đền thờ ở nhiều nơi cho một số người chọn lọc.Tiểu Bí Pháp (Lesser Mysteries)có thể gọi giản dị là phần ngoại điển và Đại Bí Pháp (Greater Mysteries) là phần nội điển, trình bày chân lý và các luật thiên nhiên theo mức độ ngày càng uyên áo, thâm diệu từ thấp đến cao. Người học được xếp theo cấp bậc và sau khi qua nhiều thử thách, họ nhận lễ chứng đạo (Initiation  – còn gọi là điểm đạo), với danh hiệu thường dùng như sau:

 – Đạo gia (Initiate) chỉ người đã qua ít nhất một lần chứng đạo. Chữ này còn được dùng để chỉ tổng quát những ai đã nhận chứng đạo, từ vị cao tột nhất đến người thấp nhất.
– Đạo sư (Adept), bậc đã có ít nhất năm lần chứng đạo.
– Chân Sư (Master),tiếng để chỉ bậc đạo sư nhận đệ tử.
– Đại Sư (Hierophant), Vị chủ trì đền thờ.
– Khối Huynh Đệ (Brotherhood hay Great White Brotherhood), chỉ tập hợp các đấng cao cả và người theo chánh đạo.

 

I  – TRUYỀN THỐNG BÍ PHÁP
I.a  – Nguồn Gốc Bí Pháp

   Phần Minh Triết Thiêng Liêng (MTTL) còn gọi là Bí Pháp đã được giảng dạy trong các đền thờ Ai Cập, thì giống hệt như Bí Pháp của Tây tạng và Chaldean ngày xưa (nền văn minh cổ, nằm trong vùng đất Irak ngày nay), bởi các vị Đại Sư ở tại nơi ấy đến từ cái khối gồm các đạo gia cao cấp nhất trên địa cầu, khối ấy tựa như rễ và thân cây từ đó tỏa ra cành lớn nhỏ thành tổ chức Huynh Đệ chánh đạo của trái đất.

   Tổ chức ấy khởi sự từ thuở xa xưa, khi các đấng cao cả từ Kim tinh đến ngụ tại Bạch đảo (White Island) của biển Gobi, mà ngày nay thành sa mạc Gobi của Tây Tạng. Những trường huyền bí học đầu tiên thành hình vào thời Lemuria của giống dân thứ III, rồi tới phiên giống dân Atlantis, truyền thống Bí Pháp bắt đầu từ đó và các nghi lễ chứng đạo thành nguyên tắc, để đáp ứng nhu cầu nhân loại trên trái đất. Nhóm nhân loại này, dưới sự chăm sóc của các đấng cao cả khi ấy, đang nỗ lực tiến hóa để nhận chứng đạo.

   Từ châu Atlantis dưới sự hướng dẫn của các Ngài, trung tâm phụ xuất hiện ở nhiều nơi khác trên địa cầu khi có nhu cầu như thế. Do biết trước cơn đại hồng thủy sẽ xảy ra cho Atlantis, Á châu được chọn làm trụ sở chính và sau thủy tai, Á châu thành vùng đầu não của MTTL. Ở đó, kết quả nghiên cứu của các đạo gia về huyền bí học được gìn giữ trọn vẹn, và cũng từ đây sản sinh các đại sư, xuất hiện trong các nền văn mình nối tiếp nhau, trong tôn giáo này rồi tôn giáo kia, mang theo hiểu biết huyền học và các nghi lễ chứng đạo.

   Hiện thời mọi minh triết bí truyền và hoạt động huyền bí trên địa cầu, đều do vị Chủ Tể địa cầu và các Chân Sư phụ tá của Ngài xướng xuất, từ nơi an trụ của Ngài ở trung tâm Á châu, nơi là quả tim và đầu óc tinh thần của hành tinh này. Lẽ tự nhiên một trung tâm hùng mạnh như vậy về cả uy lực lẫn minh triết sẽ khơi dậy, thúc giục các thánh nhân, hiền triết sáng suốt và đệ tử họ ở các nước chung quanh có hoạt động huyền bí càng lúc càng to tát hơn. Thế nên, suốt từ Trung Hoa xuống phương nam kể luôn Cam Bốt, trọn Miến Điện, Ấn, Ba Tư, Trung Á, Tây Tạng, các trung tâm tôn giáo minh triết  được thành hình, từ Mông Cổ đến trung tâm phương tây ban sơ. Ở đó những đạo gia cao cả của các nước này học hỏi minh triết, và ứng viên từ nơi xa xôi kéo về với ước vọng được thu nhận vào Thánh điện.

Trong thuở xa xưa ấy của Á châu, nơi nào có người ở là ta dễ dàng tìm gặp những trung tâm vốn phát xuất từ Khối Huynh Đệ, còn tôn giáo minh triết lan rộng và được hầu hết các nơi nhìn nhận. Cái trí lúc đó chưa đạt tới mức đầy tính cá nhân như hiện nay, việc dùng óc lý luận để phân tích mọi người mọi vật chưa bắt đầu. Người ta dễ dàng gặp trường dạy Bí Pháp và Ai Cập cổ thời đóng vai trò lớn lao trong khoảng thời gian nói trên. Các đạo gia và đạo sư từ các trung tâm ở nội địa châu Á cùng nhiều vị khác ở Atlantis và nơi khác đã tụ về vùng đất ấy, đặt nền tảng cho một nền văn minh, một tôn giáo, và một truyền thống Bí Pháp kéo dài hơn 10,000 năm, thành một trong các phần việc vĩ đại nhất mà Khối Huynh Đệ chánh đạo đã từng thực hiện.

   Giáo huấn trong các thánh điện lúc đó mà ngày nay gọi là thuộc Tây Tạng, và Chaldean, rất gần với phần bí truyền của triết lý Ấn, và cũng triết lý ấy nằm ẩn trong chuyện các thần linh, huyền thoại, và biểu tượng trình bày trong The Secret Doctrine. Tác phẩm vĩ đại này của bà Blavatsky có thể được xem là phần giáo huấn từ thánh điện Ai Cập xưa, nay được viết ra thành sách. Người nghiên cứu sách sẽ nhận cũng chân lý ngày trước, nay qua lời giải thích của các Chân Sư về biểu tượng và chuyện dụ ngôn, nó là cái chân lý cho thời đại này và luôn của những ngày thuở trước. Có việc ấy vì đây là thời đại và ngày giờ vén màn che dấu, Khối Huynh Đệ đã tiếp tục việc tỏ lộ minh triết bí truyền đều đặn cho khối đông nhân loại trên thế giới, tuy họ phải sống trong giai đoạn đau khổ, kinh hoàng, Hội Theosophia là phương tiện được dùng cho việc trình bày đó. Qua sách vở của Hội, nhân loại được nhận vào thời đại này và lúc này phần minh triết bí truyền và ánh sáng. Những linh hồn gia nhập Hội và làm việc cho phong trào Theosophia, thật ra đã từng là nhân viên và học viên xưa kia của các đại huấn sư, thuộc nền văn minh ngày trước. Bởi minh triết bí truyền cũng có những lần tái sinh kế nhau. Theosophia có những chu kỳ hiện và ẩn, theo luật tuần hoàn sẽ hoạt động rồi ngủ yên, xong linh hoạt trở lại.

   Nhìn theo mặt bí truyền, nhân loại trên địa cầu đang bước vào một trong các thời kỳ vĩ đại nhất, và cái năng lực sinh động phát từ Hy Mã Lạp Sơn đã tuôn vào Hội, sử dụng các hội viên thành tâm cùng ước nguyện của họ, khiến Hội đã thành công dù gặp nhiều cản trở. Cũng nhờ vậy Hội đã tiếp tục tăng trưởng để vài thế kỷ tới, đạt lên tới cực điểm là việc con người lại một lần nữa nhìn nhận cái minh triết duy nhất trên địa cầu. Đó là mục tiêu mà tất cả những ai học hỏi MTTL hướng về, đó là lý do Hội được thành lập và đó là kế hoạch mà các Chân Sư có cho trái đất.

Những ai học hỏi MTTL ở khắp nơi cần giữ cái viễn ảnh ấy luôn luôn trong tâm mình, làm việc để thực hiện kế hoạch ấy với lòng hăng say mà sáng suốt, với hoạt động luôn luôn được trí tuệ vô ngã hướng dẫn. Được vậy công việc sẽ tiến hành, khiến cho hàng ngàn người đã từng là học viên, đệ tử và đạo sư trong các thánh điện xưa nay đang trở lại, sẽ tìm gặp được căn nhà tinh thần dọn sẵn cho họ, tìm thấy nơi đó cái nguồn mà họ có thể khơi dậy trở lại minh triết trong bộ óc mới, cùng một tổ chức hữu hiệu qua đó họ có thể hoàn thành nhiệm vụ của linh hồn mà họ đã nhận lãnh từ những bậc cao cả hơn. Đó là kế hoạch, là công việc nằm trước mặt mọi người: Đạo sư, đạo gia, đệ tử và hội viên hội Theosophia.

Ai thành tâm phụng sự đều thuộc về một khối. Từ hàng triệu năm qua linh hồn đã được tuyển chọn trong khối nhân loại trên địa cầu để dự vào việc làm của Khối Huynh Đệ. Một số đã ngưng cộng tác, một số đông khoảng vài trăm ngàn người đã liên kết ngày càng chặt chẽ với các Chân Sư Minh Triết theo năm tháng trong việc làm vĩ đại của các ngài. Họ là những người tích cực làm việc cho MTTL vào thời đại này cũng như các thời đại trước, họ sẽ mãi mãi là những phần nồng cốt và là người tiền phong trong công việc của Chân Sư ở ngoài thế giới. Từng nhóm người như vậy đã xuất hiện như là thành viên, và nhân viên của những trường Bí Pháp xưa, và là tu sĩ trong các tôn giáo cổ thời. Giờ đây trong Hội Theosophia có việc tụ họp trở lại cũng những linh hồn đó. Họ tái sinh, và cảm thấy bị thu hút một cách tự nhiên về các bạn cũ, hợp tác với nhau để cùng làm việc dưới các đạo sư đã từng lãnh đạo họ trong những kiếp trước.

I.b  – Nguồn Gốc Khối Huynh Đệ.

   Đạo gia tận tụy thuộc Bạch phái hay chánh phái (chữ Bạch ngụ ý nét trắng trong tuyệt đối trong tim và óc), trước tiên được dạy phép chuyển hóa tâm tính từ thấp lên cao, rồi được dạy cách áp dụng cho chính mình. Muốn học những điều ấy cần phải có sự tiếp xúc nơi cõi trần, và mọi ứng viên trong huyền bí học đều phải tới những Vị rành rẽ việc đó để thực tập.

   Họ được báo trước là công việc khó khăn, vì nó đòi hỏi nỗ lực lâu dài, phải tập trung mạnh mẽ ý chí và tư tưởng. Hoàn cảnh lý tưởng sẽ đến với ai sẵn lòng chấp nhận điều kiện cần thiết và họ sẽ được trợ giúp khi nào có thể được.

   Khối Huynh Đệ có những trường để huyền bí gia đến học. Chúng ở cách xa thành phố và hoàn toàn không bị công chúng quấy rầy. Việc thu nhận học viên, đạo sư, đạo gia luôn luôn tiếp tục không hề bị cách quãng từ thời Atlantis và các đạo sư là thành quả của chương trình đó. Các Ngài đều phải tới Ấn và TâyTạng để học và được huấn luyện, đó là nơi các Tôn Sư cao cấp và vĩ đại trên địa cầu cư ngụ trong xác phàm.

   Một số chuyện khác cần phải có việc tiếp xúc ở cõi trần hay cõi vô hình, nhất là việc nhận huấn thị ở cõi trần hay hướng dẫn sự phát triển của người tu học và việc thực hiện phần việc của mình, những chuyện xảy ra khắp nơi trên thế giới. Càng lúc càng cần có nhiều người tận tụy làm việc, và liên tục cần các nhân viên mới thế chỗ, bởi không phải tất cả các Đạo Sư chọn con đường làm việc ở cõi trần và ở lại trên địa cầu. Nhiều vị chọn đường khác và do đó, tách ra khỏi Khối Huynh Đệ của hành tinh. Nếu số người thế chỗ không bằng so với số người ra đi, hàng ngũ sẽ bị khiếm khuyết và tuy những bậc cao cả hơn có thể tạm thời trợ lực, chương trình dự định là các chức vụ phải được thay thế càng nhiều càng tốt, càng liên tục càng hay, lấy từ hàng ngũ nhân loại. Thành ra các trường bí truyền trên địa cầu tiếp tục mở cửa, sẵn sàng đón nhận ứng viên xứng đáng.

   Điều kiện thu nhận rất gắt gao và ứng viên phải thỏa mãn những đòi hỏi khe khắt. Đầu tiên là phải có ước muốn giúp đỡ, đẩy mạnh Thiên Cơ, con người phải vượt khỏi chủ nghĩa cá nhân và không có ham muốn gì khác ngoài việc phụng sự trọn nhân loại. Kế đó, phải gạt bỏ dục vọng thấp kém và hướng tới việc thanh lọc con người. Im lặng, kín miệng là điều cần thiết, kẻo không nỗ lực của Khối Huynh Đệ có thể bị ngăn trở do óc tò mò của công chúng. Ai có khuynh hướng tiết lộ bí mật của các Ngài sẽ không bao giờ gìm gặp được các Ngài ở cõi trần. Kín nhiệm là điều tiên quyết cho công việc của Khối Huynh Đệ, nên óc tò mò hay trống chuyện không bao giờ được dung thứ, cũng như ai còn hai khuynh hướng này đều không được thu nhận.

   Việc tiếp xúc ở cõi trần với các Ngài ít khi có, ngoại trừ ở Tây Tạng và những nơi mà quốc gia có truyền thống tu hành (thí dụ Thái Lan) và các Đạo Sư thường lui tới tu viện, có khi tu viện trưởng là đạo gia và trong một số trường hợp lại là Đạo Sư. Ở các nơi ấy, linh hồn tái sinh trong hoàn cảnh khiến họ nhập tu viện và tiếp tục nhận sự huấn luyện từ kiếp trước. Luôn luôn khi người đệ tử đã có tiếp xúc này ở cõi trần, đã tiến bộ khả quan, và một lòng trung thành - đức tính chủ yếu nhất - , những lần tái sinh kế sẽ thu xếp sao cho anh gặp trở lại, tíếp tục được học hỏi và do thế bảo đảm việc tiến bộ. Sau kỳ chứng đạo I, những kiếp tương lai được hoạch định và dàn xếp, sao cho anh tiến bước theo đường mau lẹ nhất để tới quả vị Đạo Sư. Điều này được tính kỹ không phải chỉ để giúp cho linh hồn ấy, tuy họ xứng đáng được như vậy, nhưng còn vì lợi ích cho nhân loại, vì trọn khối nhân loại hưởng được nhiều tốt lành từ cả hai việc là có một cá nhân tiến bộ, và sự hiện diện của thêm một đạo sư trên địa cầu.

   Trường Ai Cập hiện nay lo chính yếu cho người sơ cơ phương Tây ở cõi trần, và các trường ở Ấn, Tây Tạng, Trung Hoa lo cho người đông phương. Còn có những trường bí giáo khác ở cả Đông Tây, và mỗi đạo sư đang giữ xác phàm thường có nhóm đệ tử được chọn lựa đặc biệt tụ quanh Ngài.

   Chân Sư Jesus có hệ thống huấn luyện của Ngài, và nhóm của Ngài ở Lebanon, cũng như Chân Sư Rakoczi ở Trung Âu. Chân Sư Hilarion làm việc với trường Ai Cập, mà đồng thời cũng có trường riêng của Ngài ở Trung Đông. Hệ thống giảng dạy bí truyền như vậy tiếp tục nhiều nơi trên trái đất, và có nhiều trường đã thành lập và đang được duy trì.

   Trường Bí Giáo của Hội Theosophia là tổ chức rộng rãi nhất trong các trường bí truyền, và vì lý do đó, có giá trị đáng kể hơn hết, nó cho khối đông người các bước đầu tiên trên đường huyền bí học, và tạo thành quả tim cho Hội Theosophia. Rồi từ trong hàng ngũ học viên đó, đệ tử được chọn và một số thật ít trong những người này có thể được tiếp xúc trực tiếp với Chân Sư. Chuyện xảy ra ở cõi thanh, và cái kết quả chính yếu là linh hồn được thúc giục tiến mau hơn, nhân quả được dàn xếp (xin đọc Vòng Tái Sinh), con người được gợi hứng, có viễn kiến, thấy đường lối` phải theo và có những giấc mơ đầy ý nghĩa. Học viên trường Bí Giáo cùng những người phụng sự ở khắp nơi, được tiếp xúc với các Chân Sư ở cõi cao, theo học ở lớp khi thể xác ngủ, và được huấn luyện thành người cứu trợ vô hình để làm việc ở cõi trí, tình cảm.

   Từ những hoạt động này và qua những người trên, cũng như những tổ chức khác, các Chân Sư trợ giúp sự tiến bộ của con người và huyền bí gia có óc thực tiễn, được tuyển mộ vào hàng ngũ trong Khối Huynh Đệ. Tổ chức ấy vẫn còn quá ít người, và cần có thêm nhiều đạo gia và đạo sư để đưa nhân loại qua thời mạt pháp đen tối hiện nay. Ấy là lý do tại sao các đạo sư luôn luôn tìm người phụ tá, và tại sao các Ngài lại dùng một số ít người chịu hợp tác trọn vẹn và nhất tâm theo phương pháp của các Ngài, và mang họ lại gần các Ngài qua bao kiếp. Nhân quả cá nhân cản trở vài người nên họ hãy kiên nhẫn chờ và làm việc. Khi giờ phút thuận tiện  đến, chừng đó họ sẽ được chào đón với nỗi vui cực độ, bước vào một cảnh đời hoàn toàn mới, và họ sẽ biết rõ sự việc chứ không còn là người chỉ rành rẽ về mặt lý thuyết mà thôi. Mức mà những người biết chuyện được phép trình bày,tùy thuộc vào hiện tình thế giới và nhân loại khi ấy, vào bản tính, cái nhìn và công việc của họ.
Dưới đây là phần tìm hiểu về các trung tâm giảng dạy Bí Pháp ngày xưa.

 

II  – CÁC TRUNG TÂM CỔ  THỜI
II.a  – Atlantis

   Vào thời rất xa xưa, đại lục Atlantis trải dài bao luôn Âu Châu ngày nay. Ái Nhĩ Lan và Anh là phần đất phía bắc của châu. Có vẻ như châu bị chìm lần từ đó trở đi, biển ăn lan thung lũng rồi dần dần tới núiđồi cho tới khi sinh ra Bắc hải và biển giữa Ái Nhĩ Lan với Anh xuất hiện, rồi khi có thủy tai khủng khiếp, Đại tây dương chính thức thành hình.

   Trước khi có những thay đổi này, vùng đất mà mai sau thành đảo Anh là một trung tâm có tầm vóc lớn về văn hóa Atlantis, miền tây nam của Anh là nơi xảy ra lắm biến cố trọng đại về tôn giáo, xã hội và chính trị. Hình như đó là một tiểu bang xếp hàng ngay sau thủ đô là Kim Môn Đô (City of the Golden Gates), và có liên hệ gần gũi với nơi ấy. Một số trung tâm tôn giáo cổ thời này xem ra vẫn còn tồn tại. và duy trì phần nào ảnh hưởng từ lực và uy lực cũ của chúng.

   Đồi Sudbury ở Sommerset, gần Bath, có vẻ như là một trong những ngọn núi thánh vào thuở xa xưa. Lúc này nó vẫn còn chứa đựng  năng lực rất đỗi mạnh mẽ về từ lực và lực huyền bí. Chắc một linh vật nhiễm từ lực cao độ đã được chôn ở đây, hay chính đất đá của núi có tính chất ấy.

   Trên đồi ngự trị một đại thiên thần màu vàng chói, mối liên hệ của ngài đối với nó xem ra có từ thời cổ đại xa xưa. Hình dạng khổng lồ, dường như là thiên thần biểu hiện cho cung hai. Cảm nhận ảnh hưởng của đức Bồ Tát hiện nay nổi bật nơi ngài và ngọn đồi, quả là điều thú vị. Có lẽ đức Di Lặc đã từng đứng đầu một ngành nào đó trong tôn giáo thời ấy, và lại không chừng đã ghé thăm vùng đất hoang này.

   Khí hậu lúc bấy giờ ấm hơn nhiều, và cũng đầy ánh nắng hơn ngày nay. Con người thuở trước thật đẹp đẽ, da vàng ánh hồng, họ cao hơn người trung bình hiện giờ, đi đứng hết sức chững chạc. Họ mặc áo dài nhiều màu sắc, xếp thành nếp buông thả nhẹ nhàng từ vai. Họ yêu quí thiên nhiên sâu đậm, dễ dàng; giới lãnh đạo và bậc tôn sư có hiểu biết rất đỗi sâu xa về các lực trong thiên nhiên, cùng ảnh hưởng của mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Người học thức cấp thấp ở Atlantis là kẻ quê mùa, dốt nát nhưng dù vậy, họ vẫn có thể dùng ý chí và tư tưởng để sử dụng một số lực thiên nhiên, mà các khoa học gia đương thời chỉ mới bắt đầu nghi là có thật. Giai cấp cao tiến xa hơn về mặt trí tuệ, và các giáo sĩ xuất thân từ những người này.

   Đỉnh đồi dường như là nơi của hành lễ chứng đạo vào thời Atlantis, hình ảnh buổi lễ kỳ diệu đã ghi trong Thiên Ảnh ký (Akashic Records) mà ngày nay khi dùng thông nhãn ta vẫn còn nhìn rõ. Dân chúng thời đó tụ họp đông đảo trên đồi, đổ về từ vùng phụ cận khi có lễ mừng mặt trời, hội hè. Vào dịp đó, các vị đại giáo sĩ và vị đại thiên thần vàng rực - lúc này vẫn còn chói lọi như mặt trời - là chủ lễ.

   Trong buổi lễ, người tham dự được chia thành cấp, đứng thành vòng đồng tâm, vòng trong cùng gồm những vị thuộc cấp cao nhất, người ở cấp thấp hơn đứng ở các vòng ngoài, bởi ở xa họ không rõ phần lễ dành riêng cho những người vòng trong, lại nữa vài lúc trong buổi lễ họ được yêu cầu quay mặt ra ngoài để bảo đảm thêm phần an toàn. Một số lực huyền bí vĩ đại được triệu thỉnh và trên đỉnh đồi lực tụ nhiều hơn.  Lực này xem ra như là sự thể hiện của năng lực mặt trời mà vào phút quan trọng nhất của buổi lễ, tuôn xuống như luồng ánh sáng trắng chói lòa, cực kỳ mạnh, bao phủ ứng viên và các vị hành lễ, hoàn toàn che khuất họ và những nghi lễ đang diễn đối với ai đứng vòng ngoài.

   Một phần năng lực và ánh sáng của mặt trời được truyền vào, và ở luôn trong các thể của đạo gia (initiate) cử hành lễ, cho nên hào quang của Ngài chiếu ánh vàng rực. Các đạo gia khác cũng được thấy có hào quang màu này. Những buổi lễ như thế đóng vai trò lớn lao trong đời sống cộng đồng hơn là các nghi lễ tôn giáo hiện nay. Bất cứ ai có thể đến đồi đều dự lễ, kéo dài nguyên ngày. Trong một số trường hợp thời gian bị rút ngắn, còn vào những dịp quan trọng như các ngày hạ chí, thu phân v..v.., hội kéo dài nhiều bữa. Dân chúng cắm trại trên các đồi xung quanh, trong thung lũng và ngày hội là dịp vui chơi hào hứng.

   Sự việc như thế kéo dài nhiều thế kỷ, dần dần lực tập trung hóa mạnh bội phần. Dù mấy chục ngàn năm đã qua, thời gian vẫn không làm tan biến hẳn. Nhiều nền văn minh vươn lên rồi tàn lụi, khí hậu thay đổi, tôn giáo và văn hóa biến thiên từ thời cổ đại xa xưa ấy, nhưng có vẻ là những giống dân nối tiếp nhau vẫn thờ phượng mặt trời dưới hình thức này hay kia.

   Một trung tâm như vậy hẳn ảnh hưởng sâu xa vào đời sống của quốc gia, và dường như nó đã được dùng  một cách hữu ý bởi những vị có trọng trách về nơi ấy. Vài lực huyền bí được phóng thích từ chốn này, tràn lan trong dân chúng và được thiên thần quốc gia cũng như hàng ngũ thiên thần nói chung sử dụng. Khoa học chưa khám phá ra chúng, và cần nhiều nỗ lực để biết thêm về bản chất thực và giá trị của lực đó.

   Xem ra đây là một trong những trung tâm quan trọng của Anh. Lực địa cầu và lực mặt trời từ trung tâm tỏa ra ảnh hưởng các thể thanh của ba loài thấy trong thiên nhiên, cũng như tinh linh, thiên thần và người. Sự hiện diện của thiên thần trên đồi như muốn nói là nơi đây năng lực của vùng đã được canh giữ, duy trì để trung tâm tái hoạt động trong tương lai. Ai có thể tiếp xúc với ngài và trung tâm dù là vô thức hay hữu thức chắc chắn nhận được rất nhiều ích lợi. Đi hành hương lên đỉnh đồi ngày nay cũng là một kinh nghiệm quý giá, và nếu mai sau trung tâm lực được khai mở, khối năng lực dự trữ khổng lồ có thể được giải tỏa và được sử dụng.

   Vị thiên thần có vẻ như tạo cho mình một hình tư tưởng giống như thần Mặt Trời. Thể này vẫn còn tuy thiên thần đã rời khỏi nó và ngụ trong cõi tâm thức mà rất ít người có thể lên được. Ngài dùng thể như là phương tiện để làm việc ở ba cõi thấp, và để tiếp xúc dễ dàng hơn với người trong lúc xa xưa ấy.

   Đó là hình người khổng lồ tỏa ánh sáng vàng chói chang như mặt trời. Đầu có hào quang không ngừng túa ra. Nét mặt thô, mạnh mẽ, giống như tượng gỗ tạc của những dân tộc bán khai với đặc điểm thô sơ, cường tráng. Mắt nằm xa nhau, sâu thẳm, mũi to thô kệch, môi dầy, cằm to. Thân hình và tứ chi cũng tràn nét cương cường đầy nam tính thật tuyệt diệu. Trọn thân hình đầy sức sống và khi được thiên thần làm linh hoạt, nó trở thành một thực thể sống động ở cõi trí và tình cảm. Trong những trường hợp đó, thiên thần sử dụng hình làm phương tiện để biểu lộ trong các cõi sắc tướng. Hình nổi lơ lửng trong không trên ngọn đồi, vàng chói rực rỡ như là một pho tượng sống động của thần mặt trời. Nó chiếu rạng như hải đăng ở cõi trí và tình cảm, và là một trung tâm của năng lực mặt trời.

   Có một trung tâm tương ứng đầy uy lực nằm sâu trong lòng đất ngay bên dưới ngọn đồi. Có lẽ trung tâm này và trung tâm siêu hình, tức năng lực tập trung trong hình tư tưởng đã nói, họp thành hai cực của nam châm, nơi tụ hội của lực địa cầu và lực thái dương, và được phóng thích để làm sống động, tái tạo trái đất. Nếu đúng là vậy, hoàn cảnh đặc biệt này tạo nên một đền thờ thiên nhiên rất thích hợp để cử hành lễ dâng mặt trời, việc mà dường như đã được thực hiện ở nơi đây từ thuở xa xưa nhất của con người.

II.b  – Cổ Ấn Độ

   Vào thời cổ Ấn Độ, những đạo gia cao cấp tạo nên vài ý niệm trừu tượng về thần linh và biểu tượng, bởi các ngài có thể trực nhận và thấu hiểu diễn trình ban đầu của sự sáng tạo, cũng như những phần tiếp tục, tùy theo những trình độ khác nhau. Khối đông quần chúng chưa thể làm được vậy, nên để giúp họ, làm họ có thể quan niệm trong đầu về sự biểu lộ của Thiên trí, hình tượng cụ thể nhưng đứng đắn về mặt biểu tượng được nghĩ ra và sau khi vẽ kiểu, được nặn bằng đất sét, giản dị hóa và trong một số trường hợp, được cho thêm ý nghĩa về biểu tượng, xong thử nghiệm lại coi nó thể hiện chân lý trừu tượng sát tới mức nào, thí dụ diễn trình sáng tạo, bảo tồn và kiện toàn dần các thế giới, vũ trụ, hành tinh, giống dân và bốn loài trong thiên nhiên. Bằng cách ấy những tranh, tượng, với kiểu tạc, đường nét không thay đổi thành hình và được lưu hành rộng rãi trong dân chúng. Nói khác đi, chúng được sáng tạo nhằm mục đích cho dân gian thờ phượng.

Tượng hình mẫu tiên khởi và các bản sao ban đầu của chúng, lẽ tự nhiên có giá tinh thần và văn hóa rất cao, vì những tượng sau này ảnh hưởng trọn vẹn đời sống của dân Ấn, và được dùng làm vật thờ phượng trong vô số gia đình. Hình mẫu vì vậy được gìn giữ cẩn trọng và ở những xưởng làm tượng, các thợ tạc tượng cùng họa sĩ tuân theo quy luật chặt chẽ, để bảo đảm sự chính xác của từng điểm nhỏ nhặt trong việc làm.

   Quan sát một xưởng như vậy vào thời đức Krishna (khoảng 5000 trước tây lịch), ta thấy một liên lạc viên từ chỗ các đạo gia tới, mang theo phụ bản của hình mẫu. Một số phụ bản chất trên lưng của những người khuân vác, còn liên lạc viên mang bên người tượng quan trọng nhất.

Anh đến xưởng ngoài trời chuyên làm các hình tượng. Chủ xưởng là vị tiến hóa khá xa, kính cẩn nhận lấy vật anh mang bên thân, có vải trắng quấn chặt, hình tròn bằng cỡ đầu người, khắc hình thần linh bằng những nét thật tinh xảo, đẹp đẽ. Cũng tượng thần mà nhỏ hơn được tạc khéo tới mức tôi (G. Hodson) tưởng như các ngài cử động. Những người khác mở các pho tượng còn lại và tranh vẽ. Vị chủ xưởng mà cũng là chủ trường tạc tượng, đứng ngắm những tác phẩm nghệ thuật vừa mang tới một cách mê say. Liên lạc viên đứng chờ trong khi phó bản được tạo, hay làm khuôn mẫu bằng sáp.

Trọn công việc được xem như làm vì mục đích tinh thần; một mục đích khác của việc tạo hình tôn giáo là để dân gian dùng chúng làm vật tham thiền, giúp người nguyện gẫm đi từ hình thể qua lực và phần trí tuệ, liên quan đến diễn trình sáng tạo của sơ đồ nguyên thủy thiêng liêng. Các hình tượng này vẫn có thể có tác dụng như là linh vật (talisman) nếu biết sử dụng đúng cách.

Liên lạc viên coi lại tượng làm ra xem có rập theo mẫu, chỉ những sai lầm và coi kỹ việc sửa đổi. Kế đó, đoàn lại mang các hình mẫu sang nơi tạc tượng kế. Có lần một hay vài đấng cao cả đi thăm một xưởng như vậy. Một đấng lúc ấy chú trọng nhiều về y học và văn chương, làm cho đời sống văn hóa và tôn giáo của Ấn được phong phú từ đó tới nay. Bắc Ấn hồi ấy đang hưởng thái bình, các Ngài sống chung với dân chúng tuy họ không nhận biết. Các Chân Sư đôi lúc đi giảng trong công chúng và hướng dẫn các vương gia. Những vị sau thờ kính và quí chuộng các Ngài rất mực; trọn khung cảnh tựa như thời hoàng kim thu nhỏ. Khi đức Krishna xuất hiện, các đệ tử, đạo gia và đông người chí nguyện cũng trở lại theo, để tiếp thu chân lý và đáp ứng với sức mạnh hùng hậu của Ngài. Đó là thời kỳ hết sức độc đáo, kỳ diệu cho nhân loại. Về sau có sự phát triển rộng rãi văn hóa dưới dạng điêu khắc, kiến trúc, nhất là nghệ thuật chạm ngà voi tinh xảo và làm vật trang sức. Sự hiện diện của đức Krishna cho cơ hội để tạc hình Ngài lớn bằng người thật, hay làm tượng nhỏ hơn. Tất cả những điều này đều là nguồn ảnh hưởng tuyệt diệu, cho ra các biểu tượng MTTL từ thời đó.

II.c  – Cổ Ai Cập

   Công việc của các nhà khảo cổ khi đào xới phần đất này đã chịu ảnh hưởng thái độ của Thiên Chúa giáo đối với đạo khác. Khi cho hình ảnh tìm ra trong hầm mộ là thấp kém, vô nghĩa, họ không thấy rằng ẩn dưới nét mê tín, cảnh tượng hành lễ, thần linh khắp nơi và vẻ như ngu dốt của dân Ai Cập xưa là nền minh triết sâu xa, cái hiểu biết trọn vẹn được che dấu kỹ lưỡng nhiều với ai chưa sẵn sàng hay cẩn trọng vào thời đó hơn là ngày nay.

   Cũng y vậy, lễ lạc công cộng và bùa chú, khẩn cầu thần linh ân huệ sau khi chết, được phát triển và nuôi dưỡng thành cái vỏ che khuất ý thật. Chúng phát sinh từ các nghi lễ trong cuộc chứng đạo và những cách thức bảo tồn thể tình cảm và trí, nhằm không cho người khác sử dụng, cùng loại bỏ những chất bất hảo ngay trước và sau khi chết.

   Giới tăng lữ thường khi suy đồi hư hỏng, ham muốn thế lực trần gian cũng như quyền năng huyền bí. Vào những lúc như vậy, chánh đạo ít khi dùng đền thờ, cũng như ít người biết tới nó vì cơ sở đã được ẩn dấu hay phá hủy.

   Thần linh trong các hình vẽ và niềm tin dân gian chỉ là biểu tượng của quyền lực, mà không phải là sự hiện hữu đúng nghĩa. Hình tư tưởng của các vị này có từ thời ấy và còn tồn tại đến ngày nay. Dân gian quan sát hiện tượng trong thiên nhiên và các đấng cao cả khai triển ý niệm ấy, hướng dẫn chúng. Mọi ảnh hưởng nào có thể nâng cao tâm trí lên trên vật chất được xem như tốt lành, và dù người dốt nát về sau biến chuyện thành mê tín, hoang đường, nhưng nền tảng đã được lập để dẫn tới việc có thể hình thành một tôn giáo đúng đắn.

   Theo cách đó, nữ thần Isis là nhân cách hóa của thung lũng màu mỡ sông Nile, được Orisis là nhân cách hóa của sông Nile  bồi dưỡng hằng năm, nhờ vậy đất đai cho quần áo, thức ăn, cho cả người và vật. Chuyện Isis - Orisis nâng tư tưởng về sự sống lên mức cao bội phần, hơn là khi không có việc nhân cách hóa sức sống của thiên nhiên . Bởi có nguyên ủy sâu xa trong ý niệm này, ta không thể nói là khi thần thoại hóa như vậy là đã khiến dân quê giản dị, dễ tin, tin chuyện  hoang đường sai lạc. Vì lẽ diễn tiến của thiên nhiên dưới trần là phản ảnh tiến trình sáng tạo ở cõi cao:

Vật chất tương ứngIsis
Tinh Thần …………….Orisis
Trí sáng tạo…………...Tác nhân tạo hình

Ở những trường bí pháp, người theo học được chỉ dạy chân lý đúng thực, và bởi có khả năng hiểu việc trừu tượng, họ nắm được ý nghĩa chuyện. Phần cốt tủy của tôn giáo Ai Cập là huyền bí học được giảng dạy trực tiếp, còn với người ngoài nó được nhiều lớp che dấu, bao phủ. Các hình vẽ trên tường vào ngày phán xét và đồ vật, tư thế, trang phục, quyền trượng phản ảnh những nhân vật và cái được sử dụng trong những cuộc lễ chứng đạo, kết quả là giáo huấn trong đền biến thành chuyện thần thoại. Khi các đấng cao cả cho phép làm vậy, minh triết được tuôn tràn qua con người, chân lý được bảo tồn cho tới lúc đền thờ bị đóng cửa.

Hình vẽ ấy cũng là thần chú bằng mắt. Ai ngắm chúng như người Ai Cập hay làm là đối diện trước chân lý hùng mạnh, biểu tượng kích động cùng lực đi kèm với nó. Sự việc đẩy cuộc tiến hóa mau hơn một chút, và ảnh hưởng được coi là đáng giá hơn chuyện mê tín hay hàng tăng lữ suy bại xảy ra về sau. Cái sau là những mối hại mà các đấng cao cả đã thấy trước và chấp nhận so với cái lành. Kết quả sau cùng là phần tốt đẹp trội hơn phần bất hảo.

Các biểu tượng và dụ ngôn vì được xây dựng trên chân lý vĩnh cửu sẽ trường tồn qua bao thời đại và tiếp tục cho ảnh hưởng tốt lành lên tâm trí con người. Trong khi đó mê tín sẽ có ngày tàn, hiểu biết nhiều sẽ lột trần và khiến mê tín phải biến mất. Dụ ngôn và biểu tượng phát sinh từ các đền thờ trên thế giới, có đặc tính bất tử và tồn tại với thời gian.

Khi trình bày cho dân chúng, phần chân lý trong Tiểu Bí pháp bị che khuất do nghi lễ và biểu tượng. Dầu vậy, chân lý vẫn còn có thể cảm nhận và được giảng dạy, bởi các vị Đại Sư và hàng tăng lữ cao cấp đều được dạy dỗ về phần nội điển, và đôi khi còn là thành viên của một ashram. Ở những đền thờ này, thiện nam tín nữ gia nhập để học hỏi, cũng như hoàng gia được chỉ dạy cặn kẽ. Bằng cách ấy, lúc Pharaoh chưa đủ điều kiện để nhận chứng đạo thì cũng được hứng khởi từ các đấng cao cả.

Trong hàng tăng lữ thấp hơn ta thấy có những linh hồn đã tiến xa tái sinh, việc học hỏi nội điển như vậy mở cho họ con đường, từ thế giới vật chất bên ngoài vào đời sống tinh thần bên trong. Thời bấy giờ điều lệ khó hơn, thử thách cam go hơn ngày nay, nhưng ai xứng đáng tới gõ cửa đều được tiếp nhận.

Thần linh trong tôn giáo Ai Cập ngoài việc là nhân cách hóa của các diễn trình trong thiên nhiên, còn là biểu tượng cho năng lực tịnh thần, các luật  và chính những đấng trong Thiên đoàn (Hierachy). Thần linh tượng trưng cho chân lý, cho luật, các vị Bàn Cổ, Phật, Bồ Tát, đức Văn Minh. Mũ, áo, tư thế, quyền trượng và nghi lễ quen thuộc thảy đều là tượng trưng cho những khía cạnh của sinh hoạt thiêng liêng mà vị Đại Sư chịu trách nhiệm. Họa sĩ đền thờ bắt lấy tư tưởng  của những đạo gia thông thạo nội điển rồi tô bồi thêm, trau chuốt nó, kế được sửa chữa lại để thành biểu tượng. Và như vậy việc trình bày được phát xuất từ nguồn bên trong những chân lý sâu xa.

   Đền thờ Sphinx và vùng lân cận là một trong những nơi huyền bí nhất của cổ Ai Cập. Các nghi lễ chứng đạo đã được cử hành tại đây cả mấy ngàn năm liền, cũng như một trung tâm huấn luyện được thành hình ở đây và năng lực đã không ngừng tuôn tràn từ dạo ấy. Một trong những nhóm bí truyền đã lập nên gần đó, sử dụng thường xuyên đền thờ Sphinx và kim tự tháp để giảng dạy cùng thử thách người học đạo. Vào thời ấy, quả thật thần thánh sống chung với người, vì các đấng cao cả mà công việc được thần thánh hóa như thần Karma, thần Công lý, xuất hiện ở các buổi lễ, lại nữa một số các ngài ngụ ở Ai Cập tuy dân gian không nhận diện được các ngài. Ai Cập trở nên là tim óc cho hoạt động của chánh đạo trong một thời gian lâu.

   Ta có việc chiêu mộ các huyền bí gia và Ai Cập  đích thực là nơi nuôi dưỡng, gầy dựng các vị đạo sư, vì hoàn cảnh hết sức thuận lợi. Khí hậu gần như là lý tưởng, các Tiểu Bí Pháp tác dụng như là cái mộc toàn hảo, vừa che chở vừa là con kinh thông thương với thế giới bên ngoài, đặc biệt cho các nghệ sĩ, tăng lữ và hoàng gia. Các Đạo Sư thu hút và chọn lựa người gia nhập, nuôi dưỡng và huấn luyện họ, và  nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng cùng những người tài ba giúp đời trong các nước đã từng được cổ Ai Cập giáo dục, trui rèn.

   Nền văn minh thật vẹn toàn nên nó lôi cuốn người theo học bất cứ ngành nào, để phát triển kiến thức và uy lực. Và chuyện khá dễ. Giáo dục, thuật trị nước, mỹ nghệ, mỹ thuật, binh bị, tôn giáo, nghi lễ tế tự về bên trong  và bên ngoài cũng như các Bí Pháp đều là các ngành học mở rộng cửa cho ai có tài năng, cho đệ tử và cả đạo gia. Mức trí tuệ và văn hóa của khối đông thấp hơn của giới có học rất nhiều, nên việc duy trì sự kín nhiệm và bí mật của Bí Pháp không khó mấy. Thành phần tăng lữ hạng thấp bên ngoài có chút hư hỏng, nên đôi khi cũng biến thành bức bình phong hữu dụng.

Đó là lý do của việc huyền bí học nẩy nở tốt đẹp ở cổ Ai Cập, vì phần lớn các đệ tử, đạo gia  và đạo sư (Adepts) từ đó cho đến ngày nay được tiến bộ là nhờ sự huấn luyện và cơ hội có được cùng mối dây tạo vào thời ấy. Tất cả các Đại Sư và bậc anh tài xuất chúng thuộc các quốc gia trước tây lịch đều đã qua những khoá học và nhận chứng đạo ở Ai Cập. Sau đó, họ lập trường huấn luyện ở nước mình dưới sự hướng dẫn và giám thị của Ai Cập. Các bậc Huấn Sư Ai Cập đi thăm những trung tâm ngoại quốc, hoặc bằng thân xác hay ở cõi tình cảm. Theo cách đó nhiều đại tiên tri của Do Thái và vua nước ấy được huấn luyện, cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo của xứ Chaldea (Irak ngày nay) và Ấn Độ, khi nền bí pháp của chính các nơi này có dấu hiệu suy đồi. Về mặt huyền bí học và triết lý Hy Lạp chịu ơn Ai Cập rất nhiều, vì tất cả những nhà lãnh đạo của Hy Lạp đã từng được huấn luyện ít nhiều ở đây, họặc trực tiếp hoặc qua các học viện Hy Lạp.

   Và như vậy, có sự hòa hợp giữa các huyền bí gia và triết lý bí truyền của Chaldea, Ấn, và Ai Cập nói chung, và Trung đông nói riêng; hậu quả là sự tiến hóa được kích thích mãnh liệt. Bất cứ cơ hội thuận lợi nào về mặt vũ trụ tuyến (chiêm tinh) và luật chu kỳ, đều được Thiên đoàn sử dụng để đẩy nhân loại tiến lên càng xa càng tốt, để chuẩn bị, dự phòng trước những thử thách cam go và căng thẳng mà thế giới sau này sẽ phải chịu đựng, thí dụ như hoàn cảnh ta gặp ở thế kỷ hai mươi này.

   Nhiều trung tâm khác được lập trong các tỉnh lớn của Ai Cập, và có liên hệ với sinh hoạt ở đền thờ. Heliopolis rồi về sau Sais, Memphis, Thebes, Luxor và Denderah đều là những trung tâm bí truyền quan trọng, có các nhân viên của Thiên đoàn ngụ  ở những  nơi ấy. Trong giai đoạn hưng phát đáng kể, có hơn 100 đạo gia và một số đạo sư sinh sống ỏ Ai Cập, mang lại cho vùng đất và nền văn minh một uy lực và bầu không khí uy quyền,  mà ngày nay ta vẫn còn cảm nhận được; sức mạnh ấy không thể biến mất đi cho tới lúc có thủy tai lần nữa.

   Lúc này đây Ai Cập vẫn còn là một trung tâm huyền bí, được sử dụng cho mục đích xưa, nhưng dĩ nhiên là ở mức độ giảm thiểu hơn ngày trước. Trung tâm Luxor vẫn còn hiện hữu và đang hoạt động, các Chân Sư mà trước đây đã trợ giúp việc thành lập Hội hiện ở trong vùng phụ cận Luxor, và tíếp tục nỗ lực làm việc. Những nhà khảo cổ đã đào xới gần cận các ngài mà không mảy may hay biết, lại nữa một số khám phá của họ như hòn đá Rosetta (trên đó khắc 3 thứ chữ, là chìa khóa giải ra chữ Ai Cập cổ). và chỉ thảo (papyrus) Ebers, có được là nhờ sự trợ giúp của các đạo sư.

Những khám phá của khoa khảo cổ ngoài việc làm gia tăng thêm hiểu biết của thế giới về mặt lịch sử, khoa học, và văn hóa, còn mang lại nhiều điều khác. Chúng phóng thích năng lực, khơi dậy các uẩn (skandha) trong những ai hiện giờ đang tái sinh ở Ai Cập mà đã từng là dân Ai Cập khi xưa, hướng dẫn nhiều người trở lại đời sống bên trong và đường Đạo. Ấy là một phần trong mục đích của nghệ thuật, và chất liệu bền bỉ dùng để vẽ các biểu tượng tôn giáo Ai Cập.

   Công việc của cổ Ai Cập vẫn tiếp tục mạnh mẽ, và các bảo tàng viện trên thế giới đích thực là các trung tâm của huyền thuật và năng lực Ai Cập. Phần lớn các đồ vật triển lãm, vật dùng trong đám tang, thí dụ những khung gỗ chạm khắc công phu lồng ngoài áo quan cũng bằng gỗ của xác ướp, bình đựng lục phủ ngũ tạng  của xác, hình tượng, binh khí v..v.. (mời bạn xem cuộc triển lãm kho tàng vua Tutankhamon) đã nhiễm từ lực ít nhiều, cũng như vài món do chính các đạo sư làm phép. Thành ra đồ vật có sức mạnh huyền thuật giờ đây được phân phối khắp thế giới, đóng vai trò sứ giả mang uy lực và ảnh hưởng của trung tâm. Ai Cập, là phương tiện để tiếp xúc các linh hồn Ai Cập nay tái sinh rải rác, cùng phát ra một số ảnh hưởng ở các đô thị và quốc gia.

   Theo cái nhìn trên, viện bảo tàng Anh quốc (British Museum) ở London quả thực là một trung tâm huyền bí hùng mạnh, ảnh hưởng sức sống và đường tiến hóa của nước Anh. Con người đã vô tình quy tụ vào đó những linh vật mạnh mẽ, hầu như từ khắp các trung tâm cổ về huyền bí học và tôn giáo. Đó là lý do tại sao người hướng dẫn các toán khảo cổ gặp may, đột nhiên khám phá nơi chứa  kho tàng bảo vật không ngờ. Nó không có gì là may mắn cả, họ đã được trực tiếp dẫn dắt tới nơi bảo vật được chôn vùi, song ít khi họ nghĩ ra điều ấy. Có một số nghi ngờ như vậy nhưng không hề hé môi.

   Thế thì, ta đã biết thêm về một khía cạnh trong việc làm của Khối Huynh Đệ xuyên qua thời gian, là bảo tồn và đôi khi phơi bầy di vật huyền bí, cùng linh vật của thời đã qua. Còn nhiều di vật hơn nữa chưa được lộ, hiện đang bị chôn vùi, do karma và cũng bởi nhân loại không thể nhận quá phần xứng đáng thọ lãnh, và cần được che chở khỏi những nhân duyên bất lợi, tiềm ẩn trong karma của những vật bị chôn vùi (một phần ý này được giải thích trong Vòng Tái Sinh cuối chương 2, một điều khác là khi cầm con dao đã dùng vào việc sát nhân, con người bị tình cảm và tư tưởng dính liền với dao kích thích, làm họ cũng có ý tương tự).

   Cái kho tàng lớn lao nhất và được vùi sâu hơn hết thảy, là chân lý mà biểu tượng mô tả trong tranh cổ Ai Cập. Chân lý ấy chỉ có thể tỏ lộ rất chậm chạp, nhưng sắp tới lúc con người sẽ được biết nhiều hơn, và công việc của Hội Theosophia trong 70 năm đầu là một phần của kế hoạch nhiều chặng, để vén màn đang che sự hiểu biết đã được tích tụ và giữ gìn. Thế giới cần sống hòa hợp, và nguy hiểm của việc lạm dụng hiểu biết bí truyền nhằm mục đích phá hủy khôn lường như ở Atlantis, phải được giảm tới mức tối thiểu, trước khi con người có thể nhận thêm điều hiểu biết.

   Sau bà Blavatsky, hai vị Besant và Leadbeater đã đóng vai trò xuất sắc và cao quí trong việc vén màn bí mật. Thế giới chỉ trích họ, nhưng ai thấy được bề trong sẽ nhìn nhận họ là người phụng sự cao cả nhất. Họ đã bỏ công sức lập những trung tâm theo lối cũ, và đào tạo người theo khả năng của hai vị. Cái khó khăn mà các huyền bí gia tài giỏi gặp phải khi làm việc ngoài xã hội, là khả năng thực sự cùng những quyền năng họ có, không thể được lộ rõ. Khả năng của đạo gia chỉ lộ ra được trong việc làm mà không cho chính cá nhân họ. Bà Blavatsky được phép sử dụng chúng - hay đúng hơn nhận lệnh phải sử dụng chúng - là nhằm xã hội chú ý về Theosophia và Hội Theosophia. Nhưng sự thay đổi luật như vậy chỉ mang lại thành công một phần, nên các người kế vị bà che dấu quyền năng của họ, trong khi nếu muốn họ có thể dùng ý chí chứng tỏ sự sai lầm của ai phán xét họ khe khắt. Việc minh thị sẽ tới, và hậu thế sẽ xếp họ ngang hàng với các huyền bí gia tài giỏi của thành Alexandria xưa kia, cùng những tên tuổi sáng chói của huyền bí học trong những giai đoạn khác của lịch sự địa cầu.

Ai Cập Ngay Trước Tây Lịch

Các nghi lễ của bí pháp Ai Cập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo địa phương, vẫn được tiếp tục cử hành cho tới thế kỷ thứ hai sau tây lịch, nhưng cái ánh sáng bên trong và sự cảm nhận nội tâm đã hoàn toàn vắng bóng. Ứng viên xứng đáng được nhận để học bí pháp vào lúc ấy không còn nữa, và nhiều nghi lễ được cử hành cho hoàng gia và quốc khách tới Ai Cập như là ban phát danh dự mà thôi. Một số uy lực vẫn còn tuôn tràn qua lễ, nhưng người hành lễ cùng đạo gia chưa đạt tới mức có thể hưởng lợi ích từ cuộc lễ hay ý thức nó rõ rệt. Tài liệu và tranh ảnh còn lại ngày nay về lễ chỉ là văn kiện vua chúa tự cấp, tự ban để vinh danh chính mình, và để tạo ảnh hưởng trong dân chúng. Người ta vẫn xem nghi lễ chứng đạo là đặc ân to lớn, và là dấu hiệu tiến hóa cao, nhưng trong đa số trường hợp nó chỉ còn là hình thức bên ngoài. Khi La Mã cai trị Ai Cập, vua hay tướng lãnh nhận các đặc ân ấy còn rất xa mức xứng đáng của họ.

   Gần như trong tất cả các trường hợp, nghi lễ được diễn ra đúng cách nhưng người hiểu rất thiếu sót ý nghĩa của việc. Về mặt tâm linh, khi được nhận vào hàng ngũ đạo gia trong cuộc lễ như vậy, kết quả là con người được nối kết với nhóm chánh đạo, và điều ấy sinh ra lợi ích cho những kiếp sau, thí dụ lập tức nhận ra vài nguyên lý của triết lý bí truyền và có khuynh hướng đi tìm Đạo. Như vậy, linh hồn được ích lợi tâm linh phần nào, và cá nhân có đôi chút tiếng tăm.

   Đức Jesus là một trong những người cuối cùng, tuy không phải là người cuối, trong hàng ngũ những đạo gia cao cả và đích thực của Bí Pháp Ai Cập; hơn thế nữa, Ngài được chính các đại sư còn sống vào thời bấy giờ ở Ai Cập hướng dẫn, để học phần huyền bí học đúng thực. Nhưng ánh sáng  đang biến mất dần khỏi xứ sở này, động lực tinh thần và huyền bí đã cạn, các linh hồn tiến cao đã rời xa để dựng những nền văn minh khác, hay họ ngơi nghỉ lâu dài trong cõi Devachan. Thành ra nghi lễ chỉ còn là cái vỏ mô phỏng sinh hoạt huyền bí từng có.

   Trọn lịch sử Ai Cập về mặt bí truyền và công truyền dù vậy được ghi không sao xóa nhòa vào Akasha, và con người cảm nhận điều này khi đi du lịch viếng các đền thờ, nhất là vào thăm các thánh điện. Chỉ điều này thôi cũng khiến cho cuộc viếng thăm Ai Cập của ai biết về Bí Pháp, về biểu tượng học, có giá trị lớn lao, nhất là nếu họ cảm ứng với các luật huyền bí. Thường khi đó là bởi họ là người Ai Cập ngày xưa nay tái sinh.

   Nhiều đạo sư tái sinh làm Pharaoh trên con đường tới quả vị Chân Sư. Ở cương vị đó con người được học Bí Pháp, và có cơ hội độc nhất vô nhị để phát triển minh triết và thụ đắc khả năng nhờ kinh nghiệm. Ấy là đặc ân và cơ hội vô cùng độc đáo, và là ngã rẽ đổi đời cho nhiều linh hồn.

   Hoàng gia Ai Cập cùng giới quý tộc được dùng để thúc đẩy dân chúng. Việc huấn luyện  rất đầy đủ và các trường Bí Pháp có sẵn. Đạo Sư và những đấng cao cả thường tái sinh ở Ai Cập trong mấy ngàn năm, và trọn công việc to tát như huấn luyện, chứng đạo, tu tập, tiến bước, toàn thiện con người đã diễn ra không gián đoạn ở những giai đoạn trong suốt thời gian ấy. Đó là một trong những giai đoạn sáng chói nhất trên địa cầu, và bởi có giá trị như thế nó được duy trì trong một thời gian rất lâu như đã nói.

Một giai đoạn tương tự như vậy cũng sắp xẩy ra vào lúc này, và sự thành lập Hội Theosophia cùng việc ra đời sách vở về Theosophia là bước đầu tiên của chương trình. Hội Theosophia là tổ chức có ý nghĩa thật lớn lao, vì nó là vận cụ được Chân Sư tạo và sử dụng để từ từ mang trở lại Minh Triết bí truyền cho thế giới, dọn sẵn đường cho việc tái lập Bí Pháp Cổ Thời. Nhiều kế hoạch nhằm tạo ảnh hưởng một thời gian dà,i đã được xếp đặt trước và vào lúc Hội được thành lập, cũng như các hội viên tài ba của Hội đều là tác nhân đáng kể trong việc thực hiện kế hoạch. Thực vậy, bất cứ người nào có hiểu biết đôi chút cũng đang tham dự vào công việc vĩ đại, là soi sáng và thúc đẩy đường tinh thần của nhân loại.

   Các đấng cao cả muốn đẩy mau lẹ việc giải thoát con người khỏi đau khổ do karma gây ra, và sự tàn ác đã tạo ra karma. Các ngài muốn mang đại đa số nhân loại ra khỏi giới hạn và sự ác của hạ trí, để bước vào sự tự do  và điều lành của thượng trí được mau lẹ, sớm sủa chừng nào hay chừng ấy. Và đó là công việc của thời kỳ hiện giờ. Minh Triết Thiêng Liêng là cái năng lực và Hội Theosophia là dụng cụ cho nó, nên sung sướng thay cho ai ý thức được chuyện này, và dâng hiến con người mình cho công việc vĩ đại ấy, vì phần thưởng của họ sẽ thật lớn lao.

II.d  – Đảo Crete

   Đảo Crete cũng là một trung tâm bí pháp, dù ngày nay bề ngoài không còn gì để chứng tỏ quá khứ đó. Có một đấng cao cả mà lịch sử đã quên ngự trị trên đảo, hành lễ chứng đạo. Trung tâm này sinh hoạt được khoảng 500 năm. Về sau có những nhà hiền triết giữ gìn và truyền lại cho con người, phần Minh Triết bất diệt dưới hình thức chuyện thần thoại, huyền thoại anh hùng ca, và nhân loại vì thế đã chịu ơn sâu đậm của các vị này. Chẳng những họ nắm giữ sự hiểu biết, họ còn nói rõ là sẽ truyền lại cho ai nên đã lồng chân lý dưới hình thức nói trên, cho con người thời nay và cho thời đại này.

Ta hãy thử dẫn giải vài biểu tượng.

Mê cung Labyrinth là hạ trí với tính tranh luận, bắt bẻ, bác lời cùng những điều liên hệ mà trong một lúc trên đường tiến hóa, linh hồn lạc bước không tìm thấy ngõ ra, thành con mồi cho tham vọng và si mê. Rồi tới giai đoạn linh hồn được tự do, thoát khỏi chính mình là phàm nhân, khỏi cả si mê và giới hạn của óc lý luận tranh cãi. Nó biết được các nguyên lý, luật, diễn trình và mẫu mực của thiên nhiên, cùng trực giác.

Về con bò Minotaur, lẽ tự nhiên không có bò nào là kết quả phối hợp giữa người và bò đực. Chuyện thần túy là huyền thoại, mô tả giai đoạn tâm hồn bị dục tình chế ngự. Giết bò Minotaur chỉ việc con người thoát khỏi tình dục, hoặc từ từ theo luật tiến hóa, hoặc mau chóng khi trên đường Đạo. Về sau trong lễ lạc có những người làm xiệc, nhào lộn trên lưng bò đang chạy không phải để biểu lộ tài năng, mà nói lên việc huyền bí là người ta có thể làm chủ năng lực thú tính (bò), hay vượt qua bằng sự thăng bằng tuyệt hảo, lộ ra trong việc nhảy lên và nhảy qua lưng bò.

Với thần Venus, khi các linh hồn đã tiến xa tái sinh trong giai đoạn đầu của nền văn minh, Venus tượng trưng phần trí tuệ cảm thông được mọi dị biệt, nhờ ý thức tính duy nhất hay sự đồng nhất ẩn bên trong. Khi linh hồn trẻ hơn về mặt tâm linh xuất hiện trong giai đoạn sau của nền văn minh. Venus được coi là nhân cách hóa của tình yêu đôi lứa, đặt nặng quan trọng và hàm ý về đam mê tình ái. Tới ngày nay, Venus tượng trưng cho hai điều, cả trực giác và yêu thương nam nữ. Cái đáng để ý là vào bất cứ thời nào, trong thần thoại nào, Venus cũng là nhân cách hóa cho lực kết hợp trong thiên nhiên. Nó biểu lộ qua linh hồn như là trí sáng suốt, thấy rõ tính đại đồng của sự sống, vạn vật; qua cá nhân nó chỉ hoặc tình yêu xả kỷ, ích kỷ hay dục tình.

II.e - Hy Lạp

Một số đông người Hy Lạp đã được dẫn dụ và học Bí Pháp xuyên qua các nghi lễ, và họ kinh nghiệm được chuyện thần bí trong nội tâm, rồi tỏ bày nó ra ngoài. Các Bí Pháp nói về nguyên lý sáng tạo ở cây cỏ, thú vật và con người, ở cấp cao có môn học về vũ trụ học. Eleusis là một trong những trung tâm mà ngày nay còn nhắc tới, nhưng ngoài cái đã biết, nó còn một phần việc được giữ kín là làm nơi hành lễ chứng đạo lần III thời bấy giờ. Các nhân vật lịch sử tiếng tăm đã nhận chứnq đạo ở đó. Cái mà sách vở ghi là thử thách, khó khăn trải qua chỉ dành cho ứng viên của Tiểu Bí Pháp, còn những linh hồn cao hơn thời đó, nhất là các nhà hiền triết đã tiến bộ đã vượt xa mức vừa tả.

Do việc phá hủy nhiều bận các đền thờ, ta không còn lại mấy chứng tích ngoại trừ đền Parthenon, cho thấy thời huy hoàng  của quá khứ. Khi xưa Eleusis luôn luôn có một tâm ẩn mặt về huyền bí học, còn mặt ngoài của nó là lễ lạc cho công chúng, diễn hành, thu nhận người tìm học. Phần đích thực ở Eleusis là trung tâm của Đại Bí Pháp mà thế giới không hay biết, và nhiều người được gọi là đạo sự thời đó chỉ là vậy trên danh vị mà thôi. Về sau không còn ứng viên, số người dự học bớt dần và rồi tới một ngày trung tâm Eleusis đóng cửa, linh vật, bàn ghế được mang đi nơi khác, không còn nghi lễ cử hành và sau đó Hy Lạp bắt đầu tàn lụị.

Trung tâm Hy Lạp ngày nay làm việc tích cực với sức sống vật chất và văn hóa, đang trào dâng mạnh mẽ trong vùng Địa Trung Hải. Trọn phía động Đia Trung Hải có thể coi như đang ở trong tình trạng lên men, nếu hướng dẫn đúng cách tình trạng rất có giá trị, mà lại cũng rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được. Tuy nhiên, các đền thờ cổ xưa tại Hy Lạp và phần quyền lực giao phó cho mỗi nơi ở Hy Lạp vào lúc xa xưa, cũng quan trọng đối với nhân loại và Thiên đoàn ngang với trung tâm Ai Cập. Ở cả hai nước, quyền lực dù đã rút bớt phần nào vẫn không mất hẳn, và lực huyền bí cùng thiên thần, tinh linh vẫn còn hiện hữu và sinh động tuy ngày nay đã rút về cõi vô hình nhiều hơn trước. Hy Lạp hiện đang có một số các Chân Sư chủ trì, dưới là các đạo sư và một số nhỏ đền thờ.

Đời sống huyền bí diễn ra theo những cách khác nhau trong vùng Trung Đông. Một phân bộ tiếp tục việc kêu gọi và huấn luyện người dự bị, phân bộ khác gồm những học giả tìm tòi gắng đi sâu hơn và hiểu biết tôn giáo ngày xưa. Đó là các nhà nghiên cứu kinh  Kabalah (Kinh Do Thái) và là những thành viên của các nhóm Bí Pháp xưa nay tái sinh. Họ ở ẩn không gặp một ai, nói rằng bản chất công việc đòi hỏi phải vậy. Các vị ấy làm dịu, lắng yên tư tưởng con người ở mọi nơi, làm tâm lý nhân loại được thăng bằng trong lúc căng thẳng dễ gây nguy hiểm cho cả thế giới, ngăn cản không cho thành hình những vùng hay nơi qui tụ lòng thù hận ý hại người, hay sự điên cuồng lôi kéo dân chúng đi quá trớn.

Ai biết được nên tìm cách thưởng thức, chiêm ngưỡng và chú ý tới các đền đài và Bí Pháp khi đến thăm Hy Lạp, Lebanon và Ai Cập. Họ có thể cảm nhận hay bắt được làn rung động của vị Đại Sư ẩn hình, và các đấng cao cả ở trung tâm ba nước trên. Chúng có thể được gọi là Tam giác Trung Đông, và những ai trên thế giới-  do ước vọng và công việc - có liên kết sâu xa với chánh đạo và các ashram ở khắp nơi, không phải là khách du lịch thường, vì hào quang của họ còn mang dấu vết xưa, và vùng nào có chất liệu được nhiễm rung động ứng hợp, sẽ thêm ảnh hưởng bí truyền vào con người họ, dù ở bất cứ chỗ nào.

Nói bóng bẩy thì họ sẽ kề môi uống cùng một ly mà những Đấng Thiêng Liêng bất tử đã uống, cái Ánh sáng tuôn tràn chói lọi, Minh Triết Thiêng Liêng, cái sự sống và sự thật của Khối Huynh Đệ. Nhóm Hy Lạp là một thực thể thiêng liêng, là ngọn lửa không bao giờ tắt và những cuộc lễ chứng đạo tiếp tục được thực hiện tại các trung tâm này, nơi có Chân Sư sống và làm việc.

 

III – VIỆC TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG

   Trải qua bao thiên niên kỷ, hai đường lối kế vị của các thời đại luôn luôn được gìn gìữ cẩn thận, một cái là tinh thần hay bí truyền, cái kia là thế tục hay thuộc cõi trần. Quyền lực tinh thần được trao lại từ Thượng đế và các vị Bàn Cổ cho vị kế nhiệm theo phương cách ấy v..v.. Như vậy các triều đại tinh thần tiếp diễn từ kỳ biểu lộ (Manvatara) này sang kỳ biểu lộ khác.

   Các vị Đại Sư trong trường Bí Pháp thuở xưa tuân theo luật bất biến này. Tựa như các đấng cao cả vừa nói có được quyền lực từ một nguồn chung, dù là Thái Dương hay Vũ Trụ Thượng đế, thì tất cả các đại sư nhận quyền uy và trách nhiệm chứng đạo từ vị Đại Sư Tối Thượng của hành tinh, Như vậy về Tiểu và Đại Bí Pháp, phương cách kế vị cũng được duy trì.

   Phương cách ấy được thấy qua việc truyền ngôi và đăng quang của vua chúa trong các nước. Ở cổ Ai Cập, nơi vua vừa là pharaoh vừa là đạo gia nhận chứng đạo, hai ngôi vị thường thường đi chung. Những Pharaoh tài giỏi nhất đồng thời cũng là vị Đại Sư của Bí Pháp trong đền thờ của Ngài, nhận được quyền ấy từ vị Đại Sư cao tột đang trông nom Ai Cập lúc đó. Lễ đăng quang là một lễ song đôi, nghi lễ bên ngoài được cử hành cho mọi người chứng kiến, và lễ bí truyền được thực hiện trong một chi bộ của Đại Bí Pháp, với pharaoh phải là bậc đạt tới trình độ nào đó.

Việc giao quyền uy này được nói tới trong các câu chuyện mang nặng tính chất bí truyền, tả sự kế vị của các tổ phụ Do Thái trong kinh Cựu ước. Mỗi vị nhận lời chúc lành của cha mình, và thường khi nhận một vật tượng trưng cho giao ước của đôi bên. Cây gậy, cây cột, rễ cây Madagora lạ lùng và hình ảnh Thượng đế, được dùng như là biểu tượng cho năng lực và khả năng được bàn giao, một quyền bẩm sinh, ngụ ý một năng lực sáng tạo được chuyển nhượng. Tương tự như thế, việc nhượng đất đai, bầy cừu, đàn bò được dùng như là biểu tượng cho Chân Thần và hạt giống tinh thần truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Theo cách ấy quyền lực của cả Bí Pháp Do Thái và sắc dân Do Thái được giao lại từ cha đến con.

Các vị Đại Sư, Tổ Phụ, Đạo gia đều là biểu tượng cho Thượng đế thuộc mọi cấp: Thái Dương, Hành tinh, mỗi vị nhận và tới lượt mình truyền ngọn lửa sáng tạo thuộc vai trò của Ngài. Các nghi lễ của Đại và Tiểu Bí Pháp không phải chỉ là biểu tượng, vì khi được cử hành đúng phép vạch sẵn, ngọn lửa sáng tạo ấy giáng hạ và được trao cho người sau.

   Và như thế cách làm việc này sẽ tiếp tục, bao lâu còn ba người trong hội trung thành với mục đích cao cả mà Hội được thành lập, với các vị Chân Sư sáng lập Hội, và với vị Đại Sư tối thượng trên địa cầu.

 

Theo
Illuminations of the Mystery Tradition
Sandra Hodson